Tình báo Israel và thách thức từ tấn công khủng bố “sói đơn độc”

Thứ năm, 09/6/2022 | 10:14 GMT+7

Tình báo Israel đang phải vật lộn với mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố “sói đơn độc”, điều này lại có thể cung cấp những bài học hữu ích cho các cộng đồng tình báo khác.

Cảnh sát Israel. (Nguồn: timesofisrael.com)

Theo chuyên gia Itia Saphira thuộc Viện Nghiên cứu Liên quân Hoàng gia Anh, trong bối cảnh tình báo Israel đang phải vật lộn với mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố “sói đơn độc”, điều này lại có thể cung cấp những bài học hữu ích cho các cộng đồng tình báo khác.

Trong những tuần gần đây, Israel đã chứng kiến sự trỗi dậy của các cuộc tấn công khủng bố theo kiểu “sói đơn độc.” Một số kẻ khủng bố là người Palestine từ Bờ Tây, bị sự kích động của chủ nghĩa Hồi giáo, bao gồm cả từ Hamas ở Dải Gaza.

Những cá nhân này không nhận được hướng dẫn hoặc nguồn lực từ khủng bố. Điều này đặt ra một vấn đề mới đối với tình báo Israel, vào thời điểm mà những thách thức mà lực lượng này phải đối mặt ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp.

Tình báo là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại chủ nghĩa khủng bố. Nó luôn phải “đi trước sự việc,” nhưng thừa nhận một xu hướng mới nổi ở cấp độ chiến lược và đưa ra cảnh báo sớm cho phép ngăn chặn ở cấp độ chiến thuật.

Tình báo Israel có lẽ đã thích nghi với những thách thức mới, thể hiện một mô hình “tăng cường thông qua thích ứng” là điển hình của văn hóa chiến lược Israel. Bài học kinh nghiệm ở Israel có thể hữu ích cho các cộng đồng tình báo khác.

Một thách thức về mặt tổ chức đối với cơ sở an ninh Israel bắt nguồn từ thực tế là công việc tìm kiếm các cuộc tấn công khủng bố bên trong Israel, và quản lý hậu quả của chúng để ngăn chặn những cuộc tấn công tăng cường, được tiến hành bởi các tổ chức khác nhau đối với dân thường Israel.

[Cảnh sát Israel tăng cường trấn áp các phần tử khủng bố]

Tình báo Israel được hưởng quyền tự do hoạt động ở Bờ Tây, đồng thời chuẩn bị các kế hoạch dự phòng cho các hoạt động ở Dải Gaza chống lại Hamas.

Cảnh sát Israel là một tổ chức thực thi pháp luật, không có năng lực tình báo nước ngoài, nhưng lại phụ trách đơn vị chống khủng bố tinh nhuệ của Israel (Yamam); Lực lượng Biên phòng Israel là một tổ chức cảnh sát hoạt động trên thực tế dưới sự chỉ huy của IDF; và Cơ quan An ninh Israel, còn được gọi là Shabak hoặc Shin-Bet, là một tổ chức tình báo trực thuộc Văn phòng Thủ tướng thực hiện chống khủng bố và chống lại các hoạt động gián điệp ở Bờ Tây, cũng như các hoạt động nhắm vào dân thường Israel nếu cần thiết.

Do đó, sự chung tay và hợp tác là yếu tố then chốt để thành công. Các học thuyết chung đã hướng dẫn Israel trong nhiều năm trong lĩnh vực chống khủng bố và thậm chí đã được áp dụng rộng rãi hơn cho các các hình thức chiến tranh.

Kể từ khi các cuộc tấn công khủng bố gần đây đã làm mờ ranh giới giữa tình báo nước ngoài và trong nước, sự hợp tác giữa các cơ quan với các khu vực tài phán khác nhau cũng có ý nghĩa pháp lý và đạo đức. Các hoạt động của tình báo Israel trong đại dịch COVID-19 cũng cho thấy một sự phức tạp tương tự.

Trong trường hợp này, Shabak đã sử dụng các công cụ giám sát công nghệ để theo dõi các công dân Israel và tình báo quân đội Israel đã tiến hành phân tích về xu hướng COVID-19 của Israel. Mặc dù tất cả các hoạt động này đều hợp pháp, nhưng chúng đã tạo ra một cuộc tranh cãi ở Israel về quyền riêng tư và đạo đức.

Từ góc độ chiến thuật, vai trò quan trọng nhất của thông tin tình báo là cung cấp cảnh báo sớm chính xác và có thông tin có độ tin cậy cao và chi tiết về một cuộc tấn công khủng bố sắp xảy ra, có thể được triển khai để ngăn chặn.

Điều này được củng cố bởi khả năng phát hiện các điểm bất thường trong các hành vi của các nhóm dân cư được xác định - chẳng hạn như những người có liên hệ với một mạng lưới hoặc tổ chức khủng bố cụ thể. Vài năm trước, Israel đã phát triển các công cụ mới để chống lại hiện tượng những kẻ khủng bố theo kiểu “sói đơn độc” vẫn lẩn “trốn trên mạng xã hội."

Tuy nhiên, chiến thuật cảnh báo sớm khi không có thông tin trên mạng xã hội nào và khi những kẻ khủng bố không phải là một phần của mạng lưới khủng bố có cấu trúc, thì càng khó theo dõi hơn.

Các vấn đề khái niệm ảnh hưởng đến chiến thuật cũng có liên quan đến các baì học thu nạp được. Trong khi khái niệm cảnh báo sớm, vốn chiếm ưu thế trong học thuyết an ninh quốc gia của Israel, một cuộc điều tra trong bối cảnh khủng bố hiện nay đang được tiến hành.

Ngoài cảnh báo sớm về mặt chiến thuật, thông tin tình báo phải nhận thấy sự thay đổi khi chúng bắt đầu xuất hiện, do đó đưa ra cảnh báo chiến lược về các hoạt động có xu hướng ngày càng tăng. Sự gia tăng nguồn cảm hứng của Nhà nước Hồi giáo có thể là một xu hướng như vậy, cũng như sự leo thang của các cuộc tranh luận tôn giáo liên quan đến Núi Đền ở Jerusalem.

Răn đe cũng là một khái niệm chủ đạo trong học thuyết an ninh quốc gia và chiến lược quân sự của Israel. Tuy nhiên, việc ngăn chặn các tổ chức hỗn hợp như Hamas hoặc Hezbollah tiến hành một cuộc tấn công chống lại Israel hoặc ngăn chặn Iran mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, về cơ bản khác với răn đe những kẻ khủng bố theo hình thức sói đơn độc.

Tình báo Israel phải nhận ra các 'mục tiêu' có liên quan và có thể áp dụng cho các công cụ răn đe tạm thời, chứ không nhất thiết là các mục tiêu động học. Tình báo phải đánh giá xem liệu việc răn đe bằng cách từ chối hay bằng trừng phạt có thể hiệu quả hơn, và rộng hơn hay là liệu khuôn khổ này có phù hợp với thách thức mới hay không.

Tình báo Israel không có đủ điều kiện để tiến hành các quy trình thiết kế và duy trì lực lượng kéo dài để đối đầu với những thách thức khủng bố mới này. Lực lượng này có thể sẽ thử nghiệm các khái niệm và công cụ mới thông qua các hoạt động phòng ngừa và thông qua thông điệp chiến lược, phát triển một cách tiềm ẩn và ngầm hiểu thông qua một lý thuyết tương thích.

Trong văn hóa chiến lược của Israel, thực hành thường đi trước lý thuyết, nhưng điều này không có nghĩa là lý thuyết sau bị coi là lỗi thời.

Một số điều chỉnh của Israel cũng có thể hữu ích cho các cộng đồng tình báo khác. Điều này đặc biệt đúng vì những năm gần đây nhiều cơ sở phương Tây đã tập trung vào cạnh tranh chiến lược, do đó chuyển hướng nguồn lực khỏi hoạt động chống chủ nghĩa khủng bố.

Các khái niệm và công cụ chống khủng bố vẫn phải được duy trì vững chắc, và quan trọng hơn cả là các đơn vị quốc phòng phải có khả năng thích ứng nhanh chóng./.